Hiển thị các bài đăng có nhãn cach nau an ngon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cach nau an ngon. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách nấu Lẩu vịt hầm sả miền Tây ngon


(Trường dạy nghề đầu bếp) Đã bao giờ bạn thử nấu lẩu với vịt? Chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với nước lẩu ngọt lừ từ rau củ thơm đậm mùi sả và thịt vịt thật mềm. Không gì tuyệt vời hơn là cả nhà quây quần bên nồi Lẩu vịt hầm sả miền Tây nghi ngút khói.

Nguyên liệu nấu Lẩu vịt hầm sả miền Tây ngon:

Vịt xiêm: 1con

Dừa: 2trái

Trứng cút: 1vỉ

Nấm rơm: 300gram

Đậu hũ non: 2miếng

Sả, gừng, tỏi, hành tím

Nước mắm, hạt nêm, tiêu, đường, dầu ăn, rượu trắng, chanh

(Củ hành, dưa leo, củ cải trắng)



Cách bước nấu Lẩu vịt hầm sả miền Tây ngon:

CHUẨN BỊ

Vịt xiêm làm sạch, chà xát với rượu và gừng để không bị hôi lông, để ráo. Sau đó, vịt chặt miếng to.

Nấm rơm cắt gốc, ngâm nước muối, rửa sạch

Trứng cút luộc rồi bóc vỏ

Băm gừng, tỏi, hành tím

THỰC HIỆN

Ướp vịt với nước mắm, hạt nêm, tiêu, gừng, hành tím, tỏi (mỗi thứ 1 muỗng súp) , 2 thìa rượu trắng và 1 chút nước cốt chanh ( chanh sẽ giúp vịt mau mềm ). Ướp vịt trong 30 phút.

Cho chút dầu ăn vào chảo, phi thơm 3 muỗng súp đầy sả băm. Sau đó, cho vịt đã ướp vào xào săn và ngấm gia vị.

Đối với nước dùng, cho 1,5 lit nước vào nồi hầm với củ cải trắng , dưa leo, củ hành và 1 chút muối để lấy nước ngọt (Có thể bỏ qua bước này, chỉ nấu với nước dừa – nhưng ở đây, mình thích vị ngọt từ rau củ nên sử dụng vừa nước hầm vừa dùng nước dừa)

Sau đó, lọc bỏ xác rau củ, cho nước dừa vào nấu sôi cùng với gốc sả đập hơi dập và vài lát gừng (Nên buộc bó sả lại trước khi cho vào nồi)

Sau khi nước dùng sôi, cho vịt đã xào vào và nấu với lửa nhỏ liên tục. Trong lúc đó, liên tục vớt bọt để nước lẩu được trong cho đến khi thịt vịt mềm. Cuối cùng, cho thêm nấm rơm , trứng cút và đậu hũ vào nồi lẩu.

Lẩu vịt hầm sả ăn kèm với rau vườn và bún tươi. Điểm nhấn của món lẩu này chính là rau ăn kèm gồm rau mồng tơi non, bông bí, mướp.. và nước mắm gừng có cho vào thêm vài lát khế chua.



Món ngon lẩu vịt hầm sả rất phù hợp vào những buổi họp mặt vào cuối tuần, thật ấm cúng khi cả nhà cùng ngồi quay nồi lẩu nóng hổi. Hãy cùng làm và thưởng thức ngay nhé!

Xem thêm món khác: Nấu ăn ngon với Món Vịt kho chuối xanh

Cách làm Salad gà chiên ngon nhất


Chỉ với vài bước đơn giản bạn có ngay món salad gà chiên vừa có thể dùng làm món ăn ngon kèm vừa có thể dùng làm món ăn chính đủ chất.

Nguyên liệu làm Salad gà chiên ngon nhất:

- 100 gr ức gà hoặc thăn gà

- 1 thìa rượu vang trắng

- 1/2 thìa nước cốt chanh

- 1/2 thìa hạt tiêu, muối, ớt bột

- 50gr bột mì

- 3 thìa tinh bột ngô

- 35-40 ml nước lạnh

- Bột chiên xù hoặc vụn bánh mì

- Rau diếp, xà lách, cần tây, hành tây, cà chua

- Ớt chuông, ô liu đen

- 90gr mayonnaise

- 3 thìa mật ong

- 2 thìa mù tạt

- Dầu ăn

Cách làm Salad gà chiên ngon nhất:

Bước 1:

Thái thịt gà giống như các đốt ngón tay.



Bước 2:

Các ấy ướp thịt gà với rượu vang trắng và chút muối, ớt bột để khoảng 20 phút.



Bước 3:

Chúng mình rửa sạch rau, thái vừa ăn rùi cho ngâm vào nước đá khoảng 5 phút, vớt ra rổ để ráo nè.



Bước 4:

Sau đó, bạn trộn hỗn hợp bột mì, bột ngô và nước lạnh vào với nhau.



Bước 5:

Chuẩn bị sẵn bột chiên xù hoặc vụn bánh mì xay nhỏ.



Bước 6:

Lấy thịt gà đã ướp nhúng vào hỗn hợp bột rùi tiếp tục lăn qua vụn bánh mì.



Bước 7:

Các ấy chiên gà đến khi chín vàng đều là được.



Bước 8:

Tiếp theo mình làm nước sốt thui. Bạn trộn mù tạt, mật ong, mayonnaise, nước cốt chanh theo khẩu vị ăn.



Bước 9:

Cuối cùng, cho rau ra đĩa rùi rưới nước sốt lên, xếp gà kèm với ít cà chua bi, ô liu đen thái lát, ớt chuông là xong.



Thịt gà giòn rau ráu ăn với salad không còn cảm giác ngấy là món mới cho bữa cơm ngon gia đình bạn. Hãy trổ tài để thêm khẩu vị mới cho bữa cơm tối của gia đình bạn nhé!

Xem thêm món ngon khác: Cách làm món Cá rán chấm xốt tỏi thơm ngon

Cách làm món Cá rán chấm xốt tỏi thơm ngon

Thay vì chấm nước mắm thông thường, món cá rán sẽ ngon hơn khi ăn kèm với nước xốt tỏi đặc biệt dưới đây. Cùng vào bếp chế biến món ăn ngon với công thức dưới đây nhé!

Nguyên liệu làm món Cá rán:

Cá phi-lê 400 g

Muối 1 thìa cà phê

bột năng 2 thìa cà phê

bột mỳ

hành tây 1 củ

tỏi bằm 6 nhánh

nước 100 ml

đường 2 thìa cà phê

chanh 1 quả

xốt cá 2 muỗng canh

húng quế 20 lá

ớt

dầu ăn

Xem món khác: Nấu ăn ngon với Món Vịt kho chuối xanh


Cách làm món Cá rán:

- Hành tây băm nhỏ.

- Vắt chanh lấy nước.

- Ớt bỏ hạt, xắt nhỏ.

- Cá làm sạch, rắc đều bột năng + 1 chút bột mỳ.

- Đun nóng dầu, rán vàng cá.



- Phi thơm tỏi, cho hành tây vào đảo đều.

- Thêm ớt, đảo nhanh tay khoảng một phút.



- Đổ nước và nước chanh vào, đảo đều.

- Thêm đường và xốt cá vào, đảo đều, đun nhỏ lửa cho sôi.



- Cho lá húng quế vào, đảo đều.

- Đun nhỏ lửa, đến khi lá chín và xốt đậm đặc.



Sốt tỏi thơm ngon đã hoàn thành. Rót ra chén và thưởng thức với món cá chiên!



Món ngon này thật hấp dẫn, vào cuối tuần mà được thưởng thức món ăn ngon và bổ dưỡng như thế này thì thật tuyệt vời. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

---Trường dạy nghề nấu ăn--- 

Nấu ăn ngon với Món Vịt kho chuối xanh


Hôm nay trường dạy nấu ăn ở Tphcm sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món ngon có 1 không 2 này. Hãy thử một Món Ăn ngon cuối tuần mới với thịt vịt chín mềm béo ngậy, kết hợp chuối xanh bùi bùi…

Nguyên liệu nấu Món Vịt kho chuối xanh:

- Thịt vịt: 600g

- Chuối tiêu xanh: 3 quả

- Gừng cắt lát, Hành lá, Ớt

- Hành tím, Tỏi đập dập

- Đường, muối, tiêu, giấm gạo

- Dầu ăn, nước mắm

Cách nấu Món Vịt kho chuối xanh:

- Thịt vịt rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Ướp muối,nước mắm và hạt tiêu để thấm. Chuối tiêu xanh tước vỏ, cắt khúc 4cm, chẻ làm làm tư, ngâm vào nước có pha ít muối và giấm để không bị đen.

- Thắng 2 thìa đường với dầu ăn cho vàng. Hành tím, tỏi và gừng phi thơm, sau đó cho thịt vịt vào xào kĩ. Thêm 1 bát nước, ớt, đun sôi.

- Thịt vịt kho với lửa nhỏ khoảng 15 phút, sau đó bỏ chuối xanh vào, thi thoảng khẽ đảo cho gia vị thấm đều, cuối cùng cho thêm hành lá cắt khúc.

Mách nhỏ: Xào vịt kĩ trước khi cho nước vào kho, thịt vịt sẽ thấm gia vị và ngon hơn. Cho chuối vào sau để khi kho chuối không bị nát.

Chúc các bạn thực hiện thành công món “Vịt kho chuối xanh” cho món ngon cuối tuần của gia đình thêm đậm đà.

Xem thêm món khác tại đây: Nấu ăn ngon với món Thịt thăn sốt chua ngọt

Cách làm mì xào ngon miệng cực đỉnh


Với cách làm mì xào thế này bạn có món ngon với những sợi mì vừa mềm vừa dai, kết hợp cùng các loại rau củ giòn ngọt đầy màu sắc bắt mắt thật tươi ngon!

Với cách làm mì xào này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 1 gói mì gói

- 20g ớt chuông xanh

- 20g ớt chuông đỏ

- 20g ớt chuông vàng

- 1 lá cải xà lách tròn

- 1 cây xúc xích

- 1 ít hành lá cắt nhỏ

- 2 tép tỏi

- 8ml nước tương

- 10ml dầu hào

- Chút đường, chút muối

- 2 giọt dầu mè

- 20ml dầu thực vật

Cách làm mì xào ngon miệng cực đỉnh:

Trụng sơ mì gói với nước sôi cho các sợi mì mềm bớt và tơi ra.



Vớt mì ra rồi cho dầu hào, nước tương, đường, dầu mè, dầu thực vật vào trộn đều để mì thấm gia vị và không bị dính vào nhau.



Thái sợi các loại ớt và xúc xích. Hành lá cắt nhỏ, tỏi xắt lát.



Chuẩn bị một chảo dầu nóng, cho hành và tỏi vào phi thơm.



Cho ớt và ít muối hoặc hạt nêm vào xào sơ.



Khi các loại rau củ gần chín bạn cho mì vào xào với lửa to, nhanh tay và nêm nếm lại cho vừa ăn.



Để món ăn đẹp mắt hơn bạn có thể rửa sạch xà lách rồi lót sẵn vào bát, đổ phần mì đã xào vào là có thể thưởng thức được rồi!



Nhiều người cho rằng ăn mì gói có hại cho sức khỏe, nhưng lâu lâu ăn một ít phối hợp cùng các loại nguyên liệu khác như ớt chuông thế này sẽ rất tốt vì chúng bổ sung dinh dưỡng cho nhau, bản thân ớt chuông chứa rất nhiều vitamin, thêm xúc xích mềm thơm, bạn cũng có thể chiên sơ xúc xích cho dai và ngon hơn nhé!

Xem cách làm món khác: Cách làm Mì Ý nấu Gà cực ngon

Những điều cấm kỵ trong ăn uống

Dưới đây là một số sai lầm mà bạn nên tránh khi ăn uống cũng như nấu ăn để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bạn cũng như cơ thể có thể hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng:

 1. Ăn trứng và uống sữa đậu nành cùng lúc

 Sữa đậu nành và trứng là những thực phẩm rất giàu các chất dinh dưỡng như: protein, carbohydrate, vitamin, chất khoáng… Ăn trứng hoặc uống sữa đậu nành sẽ tốt cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên nếu dùng cả hai thực phẩm này cùng một lúc, chúng có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ protein. 


 2. Cho đường vào khi đang đun sôi sữa



 Bạn chỉ nên cho đường vào sữa khi sữa còn ấm, đã nguội hoặc đó là sữa tươi. Nếu cho đường trực tiếp vào sữa đang đun trên bếp, thì lượng axit amino cao trong sữa bò đang sôi kết hợp với đường fructose sẽ làm sản sinh ra một chất độc có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Nếu cần thiết phải có đường và sữa trong một món ăn, tốt nhất bạn nên hòa đường với sữa khi nguội để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.  

 3. Ăn hải sản cùng với trái cây

 Ăn trái cây sau bữa ăn không phải là một thói quen tốt vì axit trong trái cây sẽ cản trở cơ thể bạn hấp thụ thức ăn. Điều này cũng tương tự như ăn hải sản cùng với trái cây. Sự kết hợp của axit tannic trong trái cây và canxi trong hải sản có thể gây cho bạn nhiều triệu chứng khó chịu.



 Bạn cũng không nên vừa ăn hải sản, vừa dùng các thực phẩm giàu vitamin C vì điều này cũng có hại cho sức khỏe. Do vậy, nếu có dùng hải sản trong bữa ăn, bạn nên tránh dùng các loại trái cây như cam, chanh, bưởi…

 Không nên vừa ăn hải sản, vừa dùng các thực phẩm giàu vitamin C

 4. Ăn giá với gan heo



 Giá xào gan heo là một món ăn ngon và phổ biến. Tuy nhiên, nó có thực sự tốt? Nhiều báo cáo cho rằng giá sẽ dễ bị oxy hóa bởi đồng trong gan heo, dẫn đến làm mất chất dinh dưỡng có trong gan heo và giá.

 5. Hòa sữa bò với nước trái cây



Hòa sữa bò với nước trái cây không phải là một thức uống tốt vì axit trong trái cây có thể làm ngưng tụ protein trong sữa bò dẫn đến giảm sự hấp thụ sữa và trái cây, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.

 6. Uống trà sau bữa ăn

 Không nên uống trà sau bữa ăn



 Người ta tin rằng trà xanh tốt cho việc tiêu hóa, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Chất tanin trong lá trà khi kết hợp với thức ăn sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

 7. Nướng thịt bằng bếp gas



 Một số người hay nướng thịt và cá bằng bếp gas. Tuy nhiên thói quen này thực sự không tốt vì trong gas chứa rất nhiều tạp chất, các chất ô nhiễm này khi bám dính vào thực phẩm có thể dẫn đến những nguy cơ về bệnh ung thư.

 8.  Ăn khoai lang rồi ăn các đồ chua khác



 Khoai lang chứa nhiều tinh bột và beta-carotene giúp kích thích dạ dày tiết axit. Vì thế, sau khi ăn khoai lang, nếu chúng ta tiếp tục ăn các đồ chua như chanh, cam sẽ khiến axit trong dạ dày tiết ra càng nhiều, điều này cũng không tốt cho dạ dày, bạn có thể bị đau dạ dày hoặc thậm chí viêm loét dạ dày.

Xem thêm bài viết: 
Các Thực Phẩm Không Nên Kết Hợp Với Nhau Khi Nấu Ăn

Bào ngư sốt ớt chua cay ngon tuyệt hảo


Vị đậm đà của bào ngư tẩm ướp kết hợp với vị nước sốt ngọt ngọt cay cay chắc chắn sẽ khiến các bạn ngây ngất với món ngon này.

Nguyên liệu làm Bào ngư sốt ớt chua cay ngon:

- 5 chú bào ngư to bằng lòng bàn tay

- Rau cải chíp: 1 bó

- Ớt, gia vị, xì dầu, đường, tỏi

Cách làm Bào ngư sốt ớt chua cay ngon:

Bước 1:

Bào ngư rửa sạch, sau đó dùng bàn chải đánh răng tách lần lượt hai bên mép bào ngư cho long ra khỏi vỏ. Sau đó bạn có thể dùng tách và đẩy chúng ra nhẹ nhàng thế này này.



Bước 2:

Dùng dao tách bào ngư ra khỏi vỏ và chuẩn bị gia vị để tẩm ướp. Bát gia vị gồm có xì dầu, đường, mì chính. Nếu ai thích ăn cay có thể cho thêm ít mù tạt nhé.



Bước 3:

Sau đó chúng mình dùng tao khía nhỏ các chú bào ngư ra như trong hình và đặt lại vào vị trí từng vỏ một như cũ nhé. Tiếp đến là màn rưới nước có tẩm gia vị lên bề mặt bào ngư để cho ngấm này.



Bước 4:

Trong lúc chờ bào ngư hấp chín, chúng mình xào cải chíp lên để ăn kèm nhé. Chảo nóng sau khi xào cải chíp xong có thể phi thơm tỏi đã đập nhỏ.



Bước 5:

Chúng mình tiếp tục đổ vào chảo phi tỏi thơm ớt xay. Nếu bạn nào thích ăn ngọt ngọt có thể nêm nếm một ít đường nữa nhé.



Sau khi phi thơm tỏi ớt, chúng ta rải đều lên trên bề mặt bào ngư đã được hấp chín để ăn nhé:



Cuối tuần với món bào ngư sốt ớt chua cay tuyệt hảo. Vị đậm đà của bào ngư tẩm ướp kết hợp vị nước sốt cay chắc chắn sẽ khiến cả nhà không thể cưỡng lại được.

Xem thêm món ngon khác: Nấu ăn ngon với món Gà chiên dừa vừa giòn vừa thơm

Nấu ăn ngon với Khoai đúc thịt chiên vàng


Sau những ngày học hành bận rộn, vất vả, giờ là lúc các bạn vào bếp nấu nướng để bày tỏ tình cảm với mẹ đã chăm sóc mình những hôm thi đại học. Làm món ngon nào để cả nhà cùng ăn đây? Thử làm khoai tây đúc thịt chiên vàng nhé.

Nguyên liệu nấu món ăn ngon:

- 1kg khoai tây

- 1/2 chén dầu ăn

- 3 củ hành khô, băm nhỏ

- 3 củ tỏi, băm nhuyễn

- 200g thịt gà

- Rau mùi

- 1/2 muỗng cà phê muối

- 1/2 muỗng canh bột năng

- 1 quả trứng gà

- Bột chiên xù

Cách làm món ăn ngon:

Bước 1:

Rất đơn giản nhé. Đầu tiên mình đun nóng dầu ăn, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó cho thịt gà đã xay nhỏ vào xào cùng, thêm bột nghệ nếu cần, nêm gia vị vừa miệng.



Khi thịt gà gần chín, mình cho rau mùi tươi thái nhỏ vào xào cùng rồi bắc ra.

Bước 2:

Khoai tây cạo vỏ rửa sạch, luộc chín rồi nghiền nát, sau đó đổ ra âu lớn, trộn cùng thịt gà vừa xào.



Đánh tan lòng đỏ trứng gà trong bát riêng, rồi đổ cùng vào hỗn hợp trên, trộn đều.

Sau khi trộn xong, mình khéo léo nặn thành từng miếng như nem, lăn qua bột chiên xù rồi rán vàng là được.



Lớp vỏ giòn giòn, bên trong lại mềm, thơm ngon kết hợp với tương ớt chua ngọt nữa thì ngon tuyệt hảo. Rất thích hợp là món khai vị cho những bữa tiệc. Hoặc bạn cũng có thể trổ tài cho cả nhà ăn sau buổi cơm tối.

Xem thêm món ngon khác: Cách làm món Gỏi cuốn tôm chiên xù ăn vặt cực ngon

Cách làm Nước Chấm các loại ngon độc nhất vô nhị


Đây là công thức cơ bản, khi pha bạn thêm cay hoặc mặn tùy theo khẩu vị gia đình bạn để có một món ăn ngon hoàn hảo.

Nước chấm bánh cuốn (1 gói bột bánh cuốn):

300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua

Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.

Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml

Nước chấm nem rán (chả giò):

200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay



Cũng có thể pha theo kiểu: 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ

Ăn kèm đồ chua

Nước chấm chua ngọt:

Đun sôi 250g đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15', hớt bọt nếu có. Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem ...

***ghi chú không thể thiếu là các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh mà

Nước chấm bún chả:

Lấy nước chấm chua ngọt nói trên một lượng vừa đủ ăn + nước mắm + nước sôi để nguội vào theo thứ tự và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng + tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.

Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn)

Nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g: đun sôi, hớt bọt

Nước mắm: 60ml+ Tỏi băm nhỏ 25g + Ớt tươi băm nhỏ 25g + Nước cốt chanh 100ml + Dấm gạo 50ml + Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10g

Cách khác nữa:

1 dấm + 3/4 - 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội)

Có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác.

Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu

Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 - 15' thì sẽ giòn hơn.

Nước chấm thịt xá xíu (khoảng 500g thịt):

1/2 bát ăn cơm nước mắm ngon + 1 thìa súp đường + 5 tép tỏi băm + 5 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhỏ

Nước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn):

1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muối

Nước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay:

300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt

1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tương

tất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn

Nước mắm tỏi ớt:

3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước

Nước chấm bánh bột lọc:

Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắt

Nếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.

Nước chấm bánh bèo:

Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.



Nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo.

Nước chấm thịt vịt:

4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ

Nước chấm bò bía:

1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm

Nước chấm ốc:

2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa nước sôi để nguội + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường. Khuấy tan rồi cho thêm gừng, ớt, tỏi băm thật nhỏ



Chấm sò huyết: muối rang + hạt tiêu rang

Chấm ngao: đường + gia vị + tương ớt + chút nước cốt chanh

Chấm cua, ghẹ: đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.

Nước mắm chanh - ớt chấm các món luộc, cá rán:

nước chanh + ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường.

Mắm tôm – chanh - ớt chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán:

Cho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi.

Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô… cần có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.

Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt

Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.

Nước sốt chấm các món tẩm bột rán có thể mua sẵn loại đóng chai hoặc tự pha theo cách sau

Cùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút xíu bột đao, đem đun sôi.

Xem thêm MẸO VẶT khác: Bí quyết nấu ăn ngon mỗi ngày